Hamstervnn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hamstervnn

Diễn Đàn Hamstervnn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cách chăm hams khi mang thai

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Kubo
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
Kubo


Tổng số bài gửi : 7
Points : 20
Thank : 0
Tham gia ngày * : 17/03/2010
Tuổi : 32
Đến từ : HCM city

Cách chăm hams khi mang thai Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách chăm hams khi mang thai   Cách chăm hams khi mang thai Icon_minitimeFri Mar 19, 2010 7:50 pm

Các kiến thức cơ bản

Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng đây là những sự sống do bạn tạo ra. Bạn không nên để pé đẻ chỉ nhằm “xem nó thế nào”… Bạn cần phải suy nghĩ kĩ trước khi để pé thụ thai vì đây còn là vấn đề trách nhiệm nữa. Sau khi pé đẻ, bạn cần tìm người nhận nuôi, cần tách chúng đúng lúc, cần có đủ lồng cần thiết. Bạn k nên có ý định sẽ trả các pé con về với tự nhiên nếu bạn k thể lo cho chúng, vì môi trường tự nhiên k hề an toàn cho các pé.

Chọn cặp bố mẹ:

Nếu bạn chỉ có một pé cái, bạn có thể mượn ai đó pé đực trong vài ngày. Nếu bạn sở hữu cả đôi thì k còn lo lắng j nữa. Nên chú ý là một vài màu sắc sẽ k thể thành cặp cùng nhau (kể cả cùng loài) sẽ có thể xảy ra trường hợp quái thai hoặc chết non.

Cặp bố mẹ phải có sức khỏe tốt. Không nên cho pé cái mang thai trước 3 tháng tuổi (tháng pé đạt được dáng vóc trưởng thành), cũng như vậy với pé đực. Không nên cho pé cái mang thai sau 12 tháng tuổi, nếu bạn làm vậy, sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tuổi lý tưởng để các pé thụ thai là từ 4-10 tháng. Pé đực có thể tạo babies đến tận 16 tháng.

Quá trình cuộc gặp của 2 pé:

Để 2 pé hams trong một môi trường chung và quan sát biểu hiện của 2 pé. Các pé sẽ ngửi nhau. Nếu pé cái đang muốn thì pé sẽ đứng yên và cong đuôi và lưng một chút xíu. Pé đực sẽ làm chuyện đó vài lần. Một vài pé hams gặp khó khăn, nhất là khi pé đực nhỏ hơn pé cái (chuyện thường xảy ra), tách 2 pé ra rùi cùng đặt 2 pé vào lồng của pé đực. Bạn có thể để các pé trong đó trong khoảng nửa tiếng, sẽ k có chuyện j xảy ra cả. Một vài pé cái sẽ oánh pé đực ngay khi chuyện đó kết thúc và cần thức ăn ngay.

Nếu lúc 2 pé gặp nhau, pé cái không muốn, pé sẽ chạy khỏi pé đực. Nếu pé đực tiếp tục đuổi theo, pé cái sẽ quay lại và oánh luôn. Hãy quan sát 2 pé thật kĩ, nếu trong 30 giây 2 pé không có giấu hiệu làm chuyện đó thì cần phải tách 2 pé ra ngay để tránh gây thương tích. Thường thì cứ 4 ngày pé cái lại muốn nên bạn có thể thử vào các buổi tối khác, bạn sẽ chỉ mất tối đa là 1 tuần.

Với những loài panda, campel, robo thì thường ít biết là pé cái có muốn hay k. Việc đó sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Thời kì mang thai

Thường thì các pé sẽ mang thai trong khoảng từ 15-18 ngày. Phần lớn là 16 ngày. Đến ngày thứ 10, bụng bé cái sẽ tròn ra. Đến ngày thứ 14, pé trông sẽ giống như 1 quả bóng golf. Một vài pé cái làm tổ cho mình ngay từ khi mới có em bé. Một số khác lại làm rất muộn. Bạn có thể cho pé thêm mùn cưa và giấy ăn nhiều hơn ngày thường để làm tổ. Hãy tăng dần khẩu phần ăn của pé, nhất là chất đạm. Bạn thay mùn cho pé lần cuối là vào ngày mang thai thứ 13 để pé có thể sớm làm xong tổ cho mình trước khi sinh. Sau đó, bạn chỉ được thay mùn khi hams babies được 14 ngày. Pé cái có thể vẫn chịu ra ngoài đến ngày thứ 14. Bạn nên để pé yên tĩnh trong những ngày cuối cùng trước khi sinh.
Hamster babies

Khi mới được sinh ra, hams mẹ sẽ giải phóng các baby khỏi túi và liếm cho các pé khô sau khi đã gặm cuống rốn cho các pé. Khi hams mẹ ăn hết cuống rốn và đến gần bụng của baby, hams babies sẽ kêu nhỏ 1 tiếng, hams mẹ sẽ dừng lại ngay tức khắc. Nếu pé hams hok kêu hoặc bị chết, ham mẹ sẽ tiếp tục ăn con luôn để đảm bảo ko ảnh hưởng đến các pé khác.

Ham babies có màu hồng, mắt nhắm và tai bị bịt kín. Chúng nặng khoảng 2/3g (có nơi nói là 2g ) Tuyệt đối k được giúp đỡ pé khi pé đẻ, và k động vào ổ của pé trong những giờ đầu tiên. Ham mẹ rất cảnh giác và pé sẽ thấy bị đe dọa nếu bạn làm như vậy. Pé sẽ trở nên hung dữ, ăn một vài pé thậm chí tất cả các con của nó. Hams mẹ sẽ ủ ấm hams con bên dưới bụng mình, cho chúng ăn, vệ sinh cho chúng và dạy chúng các hoạt động đầu tiên. Không nên đụng vào ham babies trước khi pé được 14 ngày. Ham mẹ sẽ bị stress và k nhận ra mùi của chúng do bạn đã chạm tay vào (ham mẹ lại có nguy cơ ăn thịt ham con) Tuy nhiên, cũng phải nhìn thoáng qua nơi pé ở mỗi ngày để đảm bảo là mọi chuyện vẫn ổn. Hãy chờ khi nào ham mẹ bận bịu một việc j khác (khi đi nhặt thức ăn chẳng hạn). Ta có thẻ dùng chiếc thìa nhỏ ở góc lồng để xúc những con con bị chết mà hams mẹ k ăn. (chiếc thìa ở trong lồng sẽ có mùi của tổ và k để lại mùi khác trên người những con con)

Ngày đầu tiên: Ham babies sinh ra, màu hồng, k có lông, mù và điếc
Ngày thứ 3: một vài khoảng màu tối bắt đầu xuất hiện trên da.
Ngày thứ 4: “mở tai”
Từ ngày 5-10: bắt đầu có lông
Từ ngày 10-12: mở mắt
Khoảng 14 ngày: pé ra khỏi tổ. Bắt đầu chơi với nhau.
Ngày thứ 21: tách mẹ hoàn toàn.

Các babies ra khỏi tổ

Vào khoảng ngày thứ 13, 14 các pé bắt đầu chuyến thám hiểm bên ngoài. Ngày thứ 2 từ sau khi pé ra khỏi tổ, bạn có thể chạm vào pé. Không nên chạm vào pé quá lâu, nếu k ham mẹ sẽ k nhận ra pé nữa. Bế các bé babies ít nhất 1 ngày 1 lần để pé quen với mùi người. Từ ngày 15 đến 18, k được bế quá 10 giây mỗi lần (tuy nhiên, bạn có thể bế nhiều lần mỗi ngày) Sau đó, bạn có thể bế pé được lâu hơn. Nên chú ý, các pé ở tuổi này thật sự giống một bánh xà phòng nhỏ, hãy chơi với pé cách sàn lồng khoảng vài cm, để tránh làm rơi pé nhé. Từ 14 ngày, pé bắt đầu ăn hạt, hãy đổ đầy khay thức ăn và bình nước mỗi sáng nhá.

Pé tự lập

Pé tự lập từ ngày thứ 21, nghĩa là pé tự ăn và k còn phụ thuộc vào ham mẹ nữa. Tuy nhiên, nên để pé lại với mẹ thêm 1 tuần nữa để cho pé khả năng phát triển tốt nhất. Có một số trường hợp, hams mẹ không thể chịu đựng con con nữa (hams mẹ bắt đầu nổi cáu) hoặc ham mẹ quá mệt mỏi vì nhiều con (ham mẹ nằm dài 1 góc). Khi đó, bạn nên tách chuồng ngay. Từ 1 tháng tuổi, bạn buộc phải tách các pé khỏi mẹ và tách pé đực – pé cái. Từ lúc này, cần quan sát để chắc rằng các pé k oánh nhau. Thường thì chúng có thể ở với nhau đến 6 tuần mà k bị thương tích. Đôi khi, có thể cho pé cái ở cùng với mẹ nếu bạn thiếu chỗ ở cho pé, nhưng bạn nên để ham mẹ được nghỉ ngơi. Hãy chơi với các babies nhiều nhất có thể, sau đó chúng sẽ quen hơi người, hiền lành và hoạt bát hơn.

Ham mẹ sau khi tách chuồng

Ngày đầu tiên sau khi các pé đi, hams mẹ sẽ ngủ khá nhiều để lấy lại sức. Không nên thay đổi thức ăn của pé đột ngột và tiếp tục cung cấp thêm đạm. Bụng bé, vốn bị xấu đi sau khi sinh sẽ dần trở về như cũ ^.^ Hãy chú ý đến vú của pé phòng trường hợp có j xảy ra.


Nguồn: Hamstervn.net
Về Đầu Trang Go down
reven
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới



Tổng số bài gửi : 1
Points : 1
Thank : 0
Tham gia ngày * : 26/01/2011

Cách chăm hams khi mang thai Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách chăm hams khi mang thai   Cách chăm hams khi mang thai Icon_minitimeWed Jan 26, 2011 5:43 am

cảm ơn bài viết hay. lâu nay mình tìm sao không thấy nhỉ? :">
Về Đầu Trang Go down
 
Cách chăm hams khi mang thai
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự mang thai của Hamster và cách chăm sóc hams mẹ.
» cách chăm sóc hamster có thai
» Cách chăm sóc Hams sắp làm mom
» Cách chăm sóc khi bé hams bệnh
» Chăm sóc Hams khi Hams đẻ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hamstervnn :: Your first category :: Your first forum :: Ngôi Nhà Hamster :: Hamster Đẻ - Chăm Sóc Con-
Chuyển đến